Cùng
với sự phát triển kinh tế thương mại như hiện nay, vấn đề xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ ngày càng trở nên phố biến. Đây cũng là mối quan tâm của các chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ, ngoài quy định cho phép chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ khi
có hành vi xâm phạm, pháp luật còn quy định các biện pháp xử lý khác để bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ. Dưới đây là một số biện pháp xử lý vi phạm sở hữu các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa ,dịch vu.trí tuệ cần lưu ý .
1.
Các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác
giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng. Theo đó các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ bao
gồm:
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả
- Hành vi xâm phạm quyền liên quan tác giả
- Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
- Hành vi xâm phạm quyền đới với giống cây trồng
2.
Biện
pháp xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
Căn cứ Điều 199, Luật sở hữu trí tuệ năm
2005( sửa đổi, bổ sung 2009) quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể
bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.”
Tùy vào mức độ xâm phạm
sở hữu trí tuệ cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử lý tương
thích. Cụ thể như sau:
+ Biện pháp dân sự: Bên bị xâm phạm phải xác định được thiệt hại thực
tế, yếu tố lỗi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của bên vi phạm và thiệt
hại bên bị xâm phạm phải chịu. Biện pháp
xử lý dân sự có thể song song với biện pháp xử lý hành chính và biện pháp xử lý
hình sự.
Tòa án sẽ áp dụng các
biện pháp dân sự sau để xử lý bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Buộc bồi thường thiệt hại
- Buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
+ Biện pháp
hành chính
: Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp có hành vi:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở
hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển , buôn bán hàng hóa giả mạo về sở
hữu trí tuệ quy định tại Điều 213
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng
trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo
hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Căn cứ
theo Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 99/2013 /NĐ-CP ngày 29/08/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp đối với cá nhân có thể lên tới 250.000.000 triệu đồng.
+
Biện pháp hình sự : khi cơ quan chức
năng phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm
cho xã hội, thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi
tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật
hình sự và tố tụng hình sự.
+ Biên
pháp khẩn cấp tạm thời: đối với hàng
hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện
sản xuất, kinh doanh hàng hóa sẽ áp dụng
các biện pháp sau:
- Thu giữ
- Kê biên
- Niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm
di chuyển
- Cấm chuyển dịch quyền sở hữu
Quý khách có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ theo thông tin như sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0987247092 hoặc 0865698331
Email: dongkhanhlegal@gmail.com
Website: www.dongkhanhlegal.com