Thị
thực hay còn gọi là Visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Cơ quan có thẩm
quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài gồm cơ quan đại diện hoặc cơ quan
khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.
Người nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư có thể làm thủ tục xin cấp visa diện đầu tư loại 1 lần hoặc nhiều lần. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài muốn xin được visa diện đầu tư thì phải thông qua công ty/ doanh nghiệp nơi người nước ngoài đầu tư làm thủ tục bảo lãnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Thông tư 31/2015/TT-BCA hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú,
cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt
Nam
- Thông tư số
04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến
việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Điều kiện cấp thị thực
Căn cứ theo quy
định tại Điều 10 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014, điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp thị thực
tại Việt Nam gồm:
- Có hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế
- Có cơ quan, tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
- Không thuộc
các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định pháp luật
- Có giấy tờ chứng
minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư (Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)
3. Thủ tục, thẩm quyền cấp thị thực cho nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Doanh nghiệp bảo
lãnh người nước ngoài vào Việt Nam gửi hồ sơ đến Cục quản lý xuất nhập cảnh nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải
quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan quản
lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo
lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước
ngoài.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư
- Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài tại Việt
Nam
- Giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu hoặc bản Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của
doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về dăng ký doanh nghiệp
- Hộ chiếu gốc
của Nhà đầu tư
- Văn bản
giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (Biểu mẫu này
đươc Công ty tổ chức bảo lãnh cho người nước ngoài nộp kèm theo hồ sơ pháp nhân
lần đầu tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi làm các thủ tục liên quan đến
visa thị thực xuất nhập cảnh cho người nước ngoài) Mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA
- Công văn đề
nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (Mẫu NA2 ban hành
kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).
4. Thời hạn của thị thực
Theo quy định,
visa ký hiệu ĐT có thời hạn tối đa 5 năm, thời hạn tạm trú của người có visa ĐT
là 12 tháng. Hết hạn tạm trú thì có thể tiếp tục gia hạn visa để làm việc.
Công ty Luật TNHH Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng
đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin
quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc
mắc của quý khách: