Trong khuôn
khổ bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH
VLegal Đồng Khánh sẽ giới thiệu tới quý khách những thông tin cơ bản về trình tự,
thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Dân sự
số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
- Luật Công chứng
số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014;
- Nghị định số
29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật công chứng.
1. Các trường
hợp và phần di sản được thừa kế theo pháp luật (theo điều 650 Bộ luật dân sự
2015):
Thừa kế theo pháp
luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng
thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế
theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp
luật được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di
chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc
không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa
kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ
chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế.
2. Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
theo pháp luật (theo Điều 57, 58 Luật công chứng 2014; Điều 18 Nghị định
29/2015/NĐ-CP):
Bước 1: Người
nhận di sản thừa kế chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người
khai nhận di sản thừa kế.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
- Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di
sản thừa kế (đã có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền).
- Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm, đăng
ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài
sản khác (nếu có).
- Giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).
Bước 2: Người
nhận di sản thừa kế nộp bộ hồ sơ nêu trên cho Công chứng viên.
Bước 3: Công
chứng viên tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- Người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội
dung thì ký vào văn bản trước sự chứng kiến của Công chứng viên;
- Công chứng viên ký, đóng dấu vào Văn bản;
- Công chứng viên thực hiện thủ tục niêm yết tại trụ sở Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Thời hạn niêm
yết công khai là 15 ngày, nếu trong 15 ngày này không có tranh chấp từ những
người đồng thừa kế hoạc người có quyền lợi liên quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã
sẽ ra văn bản công nhận di sản thừa kế.
Trên đây là toàn bộ những nội
dung cơ bản về điều kiện, trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp
luật. Quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ với
chúng tôi theo thông tin như sau:
CÔNG TY LUẬT
TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0987247092 hoặc
0865698331
Email: dongkhanhlegal@gmail.com
Website: www.dongkhanhlegal.com