Khi thực hiện
một số dự án đầu tư, chủ đầu tư cần thực hiện xin đánh giá tác động môi trường
trước khi thực hiện bởi một số ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra khi thực hiện dự
án đó. Công ty Luật Vlegal Đồng Khánh xin tư vấn về thủ tục thực hiện phê duyệt
đánh giá tác động môi trường như sau:
1. Căn cứ
pháp lý:
- Luật bảo vệ
môi trường 2014
- Nghị định
18/2015/NĐ-CP quy định về đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường
- Nghị định
40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
2. Nội dung
tư vấn
Việt Nam hiện đang là điểm thu hút đầu tư về công nghiệp với điểm mạnh là chi phí về nhân công và thuê mặt bằng. Tuy nhiên việc phát triển công nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, do đó theo quy định trước khi thực hiện dự án, nhà đầu tư cần thực hiện đánh giá tác động môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, theo đó trình tự thực hiện như sau:
2.1 Đối tượng
phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Luật Bảo vệ
môi trường 2014 quy định các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
bao gồm:
- Dự án thuộc
thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ;
- Dự án có sử
dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn
hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được
xếp hạng;
- Dự án có
nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Như vậy, không phải tất cả các dự án thực hiện đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường mà chỉ những dự án được quy định theo pháp luật và những dự án được yêu cầu bởi Cơ quan quản lý môi trường mới cần thực hiện đánh giá phê duyệt.
2.2 Thủ tục
thực hiện đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chủ đầu tư dự
án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải tự mình hoặc
thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Báo cáo đánh giá của
doanh nghiệp phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt trước khi thực
hiện dự án. Theo đó các bước thực hiện được hướng dẫn tại Nghị định 40/2019/NĐ
– CP như sau:
Bước 1: Hồ
sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được chủ dự án gửi trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ
công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh) tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường gồm:
- 01 văn bản
đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05
Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- 01 bản báo
cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc
các tài liệu tương đương;
- 07 bản báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
Trường hợp số
lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp
thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 2: Thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Thời hạn tổ
chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; riêng đối với các
dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này, thời hạn thẩm định không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ;
- Thời hạn tổ
chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ; riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này, thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời hạn
thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối với từng
báo cáo đánh giá tác động khác nhau mà có cơ quan phê duyệt và thời hạn phê duyệt
khác nhau. Tuy nhiên thời hạn được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định
18/2015/NĐ – CP như sau:
“2. Thời hạn
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Không quá
bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với
các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Không quá
ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các
dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
c) Trong thời
hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án
hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định
không tính vào thời gian thẩm định”.
Quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực
hiện, là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát
việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án. Cơ quan thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường phải công khai quyết định phê duyệt và báo
cáo đánh giá tác động môi trường trên cổng thông tin điện tử của mình, đồng thời
gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến chủ dự án,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường./.