Sáng chế và Bí mật kinh doanh là hai trong số các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Mặc dù vậy, do cách thức khai thác và sử dụng khác nhau, cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh có những khác biệt cơ bản. Vậy cơ chế bảo hộ cho các đối tượng này có những điểm khác biệt như thế nào?
Tiêu chí |
Cơ chế bảo hộ sáng chế |
Cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh |
Khái niệm |
Theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có quy định:“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” Như vậy, sáng chế là một giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định. (VD như: bóng đèn huỳnh quang,...) |
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ:“Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộ lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.” Bí mật kinh doanh là những thông tin là bí mật kinh doanh của chủ sở hữu (VD: Công thức chế nước giải khát cocacola,…hoặc những thông tin kinh doanh như danh sách khách hàng,…) |
Điều kiện bảo hộ |
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế: Sáng chế được bảo hộ phải đáp ứng đủ 3 điều kiện được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ: + Có tính mới; + Có trình độ sáng tạo; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. - Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế (Điều 59) như giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ, phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học. |
- Điều kiện bảo hộ: Không phải hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được và có sự đầu tư nhất định và mang lại ưu thế cho người nắm giữ bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh không phải là bí mật về nhân thân; Bí mật về quản lý nhà nước; Bí mật về quốc phòng, an ninh; Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh. |
Tính bộc lộ thông tin |
Sáng chế được bảo hộ sẽ được công bố công khai bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này vô hình chung làm thông tin về sáng chế được bộc lộ khiến các tổ chức, cá nhân trong xã hội có khả năng tiếp cận. |
Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu áp dụng các biện pháp cần thiết để nó không bị bộc lộ và không bị chủ thể khác tiếp cận được. Nếu bị bộc lộ sẽ chấm dứt bảo hộ. |
Căn cứ xác lập quyền |
Thông qua việc đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ |
Bí mật kinh doanh được bảo hộ một cách tự động và được xác lập theo điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT: Có được một cách hợp pháp và chủ sở hữu thực hiện các biện pháp bảo mật đối với nó. |
Thời hạn bảo hộ |
Xác định thời hạn (Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài 20 năm kể từ ngày nộp đơn) |
Không xác định (Được bảo hộ khi bí mật kinh doanh đó vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Luật và chưa bị bộc lộ công khai.) |
Chi phí duy trì |
Không mất chi phí để bảo mật thông tin. Nhưng phải mất phí để duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (Điều 94). |
Mất chi phí để bảo mật thông tin như chi phí để thuê nhân viên bảo vệ hay nhân viên IT,… để bảo mật những thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh đó của chủ sở hữu. |
Cơ chế bảo hộ trong quá trình khai thác, sử dụng. |
-Rất cao, chủ sở hữu được độc quyền khai thác, sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng sáng chế theo quy định tại các Điều 123 và Điều 124 Luật SHTT. -Chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của họ theo quy định tại Điều 125 kể cả trong trường hợp họ tạo ra sáng chế độc lập. (Điều 123) |
-Được sử dụng và cho phép người khác sử dụng bí mật kinh doanh đó theo quy định tại Điều 124. -Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu họ tự tạo ra bí mật kinh doanh một cách độc lập, hợp pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 125. |
Hành vi xâm phạm |
Các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế: - Sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu. - Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời theo Điều 131. Như vậy, hành vi sử dụng sáng chế đang được bảo hộ dù cho tạo ra sáng chế đó một cách độc lập vẫn được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. |
Các hành vi xâm phạm quyền đối với Bí mật kinh doanh: - Tiếp cận, thu thâp thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp. - Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu. - Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc,… để tiếp cận, thu thập thông tin nhằm bộc lộ bí mật kinh doanh. - Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền. - Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d. - Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128. |
Nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra tranh chấp |
Chủ sở hữu chỉ cần cung cấp văn bằng bảo hộ. |
Chủ sở hữu có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh và bí mật kinh doanh đó thuộc sở hữu của mình. Cùng với đó là chứng minh hành vi xâm phạm của chủ thể khác đối với mình. |
Quý khách có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ theo thông tin như sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0987247092 hoặc 0865698331
Email: dongkhanhlegal@gmail.com
Website: www.dongkhanhlegal.com
Người thực hiện: Phương Hoa