Trong công
ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông có một vị trí hết sức quan trọng khi là bộ phận
quyết định hầu hết các phương hướng, chính sách phát triển của công ty. Theo đó
thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp
hoặc lấy ý kiến bằng văn bản sẽ thông qua những chính sách trong doanh nghiệp.
Chúng tôi xin đưa ra một vài tư vấn pháp lý về nghị quyết của đại hội đồng cổ
đông như sau:
1.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh
nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ – CP
2. Nội
dung tư vấn
Đại hội đồng
cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty cổ phần. Tổng số cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm các cổ
đông nắm giữ các loại cổ phần gồm: Cổ phần phổ thông và Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Việc thông qua các quyết định được thực hiện như sau:
2.1
Biểu quyết tại cuộc họp
Cổ đông có
thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp, tham
dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức
điện tử khác, gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện
tử. Tuy nhiên khi muốn thông qua nghị quyết tại cuộc họp thì cần đáp ứng các điều
kiện về tỷ lệ biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quyết định), theo đó:
Thứ
nhất: Có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp
tán thành đối với các vấn đề về:
- Loại cổ phần
và tổng số cổ phần của từng loại;
- Thay đổi
ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
- Thay đổi
cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Dự án đầu
tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ
hơn do Điều lệ công ty quy định;
- Tổ chức lại,
giải thể công ty;
- Các vấn đề
khác do Điều lệ công ty quy định.
Thứ
hai: Có ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp
tán thành đối với các vấn đề khác (trừ các vấn đề được nêu trên và vấn đề bầu
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát);
Sau khi
thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng phải được thông áo đến cổ đông có quyền sự
hợp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghị quyết được
thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết
có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
2.2
Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Hội đồng quản
trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua Nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty. Hội đồng quản trị
chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, các tài
liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết chậm nhất 10 ngày trước thời hạn phải gửi phiếu lấy ý kiến.
Đại hội đồng
cổ đông chỉ thông qua nghị quyết bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi có
ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành đối với trường hợp thông qua.
Nghị quyết
được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như
nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Lưu ý: Biên
bản kiểm phiếu lấy ý kiến phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử,
việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông
tin điện tử của công ty.
2.3
Hiệu lực của Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Sau khi
thông qua Nghị quyết, tính pháp lý và hiệu lực áp dụng được pháp luật luật quy
định như sau:
- Có hiệu lực
kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
- Có hiệu lực
ngay khi có 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua, ngay cả khi
trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định.
- Vẫn có hiệu
lực thi hành cho đến khi Tòa án, Trọng tài có quyết định khác đối với trường hợp
Nghị quyết bị yêu cầu hủy bỏ bởi cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn, trừ trường hợp
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2.4
Các trường hợp hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Trong thời hạn
90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết
quả kiểm phiếu lấy ý kiến; cổ đông, nhóm cổ đông lớn (sở hữu từ 10% tổng số cổ
phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc ít hơn theo quy định
tại Điều lệ công ty) có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị
quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường
hợp sau:
- Trình tự
và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực
hiện đúng theo quy định, trừ trường hợp có 100% cổ phần có quyền biểu quyết
thông qua.
- Nội dung
nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Trên đây là
một số tư vấn về thực hiện ra Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong công ty
cổ phần. Trong quá trình thực hiện nếu cần được tư vấn pháp lý cũng như đại diện
tham gia cuộc họp, lấy ý kiến về quy trình tổ chức cuộc họp, vui lòng liên hệ với
chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất./.