Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Vlegal Đồng Khánh sẽ
giới thiệu tới quý khách những thông tin cơ bản về trình tự, thủ tục cấp mới Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày
15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách
nhiệm của Bộ Công Thương.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số
01a ;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng
cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản
xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b
(đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh);
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận
đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do
cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn
thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng
nhận
Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định
trình tự, thủ tục trong trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ như trên;
Bước 2: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đã chuẩn bị tới cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công
Thương, hoặc Sở Công Thương);
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời
gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có
trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ
sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản
hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
Bươc 4: Thành lập
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả
kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế
tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế
tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi
thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ
quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
- Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó:
+ Ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực
phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm)
hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời
chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia)
+ Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm
định thực tế tại cơ sở.
Bước 5: Cấp Giấy
chứng nhận
Trong
vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”,
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 05a (đối với cơ
sở sản xuất), Mẫu số 05b (đối với cơ sở kinh doanh), Mẫu số 05c (đối với cơ sở
vừa sản xuất vừa kinh doanh)
Trên đây là toàn bộ những nội dung cơ bản về trình tự, thủ tục cấp mới
Giấy chứng nhận ơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ với
chúng tôi theo thông tin như sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0987247092 hoặc
0865698331
Email: dongkhanhlegal@gmail.com
Website: www.dongkhanhlegal.com