Điều 150 Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: “Môi giới thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho
các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc
đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao
theo hợp đồng môi giới.”
Bản chất của môi giới thương mại là dịch
vụ trung gian thương mại. Trong đó, có một bên là trung gian để giúp các bên có
thể tìm thấy được đối tác phù hợp với mong muốn của mình để tiến tới giao kết hợp
đồng.
Từ định nghĩa nêu trên,
môi giới thương mại sẽ có một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Chủ thể trong quan hệ môi giới
thương mại:
Chủ thể bao gồm bên môi giới và bên
được môi giới. Bên môi giới phải là thương nhân, không bắt buộc phải có ngành
nghề kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của bên được môi giới. Bên được
môi giới có thể không phải là thương nhân.
- Mục đích của hoạt động môi giới:
Các bên được môi giới giao kết hợp đồng
với nhau thành công. Mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Còn bên
được môi giới mục đích là thỏa mãn được lợi ích của mình, phải trả thù lao cho
bên môi giới.
- Nội dung và phạm vi hoạt động:
Tìm kiếm, cung cấp thông tin về đối tác cho bên được môi giới; sắp xếp để
bên được môi giới và đối tác có thể tiếp xúc nhau và giúp đỡ họ soạn thảo văn bản
hợp đồng giao kết khi có yêu cầu.
- Cơ sở pháp lý:
Cở sở pháp lý của quan hệ môi giới thương mại là hợp đồng môi giới. Tuy
nhiên, Luật Thương mại năm 2005 không quy định về hình thức cũng như các nội
dung bắt buộc và chủ yếu của hợp đồng. Cho nên, khi soạn thảo hợp đồng cần lưu
ý thỏa thuận nội dung công việc,thù lao, thời hạn, quyền và nghĩa vụ các bên ,
trách nhiệm vi phạm hợp đồng.
Quý
khách có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ theo thông tin
như sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL
ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0987247092 hoặc 0865698331
Email: dongkhanhlegal@gmail.com
Website: www.dongkhanhlegal.com