Khi thực hiện
các dự án đầu tư tại Việt Nam, tổ chức kinh tế ngoài thực hiện đúng theo các
quy định của pháp luật về thực hiện kinh doanh thì cần thực hiện báo cáo về quy
trình thực hiện, tiến độ thực hiện dự án. Theo đó, pháp luật hiện hành hướng dẫn
thực hiện chế độ báo cáo như sau:
1. Căn cứ
pháp lý
- Luật Đầu
tư 2014
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP về hướng dẫn luật đầu tư
2. Nội dung
tư vấn
Khi thực hiện
một dự án đầu tư, nhà đầu tư cần có kế hoạch thực hiện theo các bước hoặc theo
từng giai đoạn nhằm đặt phương hướng thực hiện. Do vậy Nhà đầu từ có trách nhiệm
thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc thực hiện chế độ cần chú ý như sau:
2.1 Nội dung
báo cáo
Chế độ báo
cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam là một trong những chế độ bắt buộc. Việc thực
hiện báo cáo không chỉ có Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án mà còn có
cả cơ quan nhà nước quản lý dự án.
Đối với nhà
đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo: tháng – quý –
năm. Báo cáo đầu tư được nộp về cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên
địa bàn về tình hình thực hiện dự án. Nội dung báo cáo đầu tư cần có các nội
dung như sau:
- Báo cáo
tháng về tình hình thực hiện vốn đầu tư: Trong trường hợp dự án đầu tư có phát
sinh vốn đầu tư thực hiện trong tháng, tổ chức kinh tế báo cáo trong thời hạn
12 ngày kể từ ngày kết thúc tháng báo cáo.
- Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 12 của
tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh
thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách,
tình hình sử dụng đất, mặt nước.
- Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31
tháng 3 năm sau của năm
báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của
người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, xử lý và bảo vệ
môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.
Ngoài ta khi
cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra đột xuất,
nhà đầu tư cũng cần thực hiện báo cáo đột xuất. Việc thực hiện chế độ báo cáo đầu
tư giúp cơ quan quản lý kiểm soát tốt hơn và có những chỉ đạo cụ thể khi nhà đầu
tư không thực hiện đúng quy trình thực hiện dự án ban đầu.
2.2 Quy
trình thực hiện gửi báo cáo
Việc thực hiện
gửi báo cáo nhằm đánh giá việc thực tiến độ dự án. Tuy nhiên số lượng nhà đầu
tư trên quy mô cả nước là rất lớn do vậy cần thực hiện báo cáo theo các cấp độ
nhằm đưa ra những chỉ số đánh giá chung. Nghị định 118/2015/NĐ – CP quy định về
việc thực hiện gửi báo cáo đầu tư như sau:
“Điều 54.
Quy định về gửi báo cáo
1. Tổ chức
kinh tế thực hiện dự án đầu tư gửi các báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống
thông tin quốc gia về đầu tư.
2. Cơ quan
đăng ký đầu tư gửi báo cáo bằng văn bản và trực tuyến trên Hệ thống thông tin
quốc gia về đầu tư.
3. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế
độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.”
Như vậy việc thực hiện báo cáo được thực hiện qua các cấp, từ đó sàng lọc thông tin gửi lên cho cấp cao hơn, từ đó có những đánh giá chính xác về quá trình thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Việc gửi báo cáo được thực hiện qua hình thức trực tuyến trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Trong quá trình thực hiện vướng phải những vấn đề pháp lý cần giải quyết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất./.