Trong quá
trình thực hiện dự án đầu tư có thể vì nhiều lý do mà nhà đầu tư buộc phải chấm
dứt hoạt động của dự án. Đối với những trường hợp như vậy nhà đầu tư vẫn cần thực
hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư theo quy định.
1. Căn cứ
pháp lý
- Luật Đầu
tư 2014
- Nghị định
118/2015/NĐ – CP
2. Nội dung
tư vấn
2.1 Các trường
hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
Theo quy định
tại Điều 48 Luật Đầu tư 2014, các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu
tư bao gồm:
“a) Nhà đầu
tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
b) Theo các
điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời
hạn hoạt động của dự án đầu tư;
d) Dự án đầu
tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của
Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
đ) Nhà đầu
tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng
địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời
hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng
địa điểm đầu tư;
e) Dự án đầu
tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ
quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của
nhà đầu tư;
g) Sau 12
tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo
tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn
tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
h) Theo bản
án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.”
Như vậy chỉ
khi thuộc các trường hợp được quy định nêu trên thì mới thực hiện thủ tục xin
chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành.
2.2 Thủ tục
thực hiện
Đối với những
trường hợp khác nhau được quy định theo Luật Đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện
hồ sơ chứng minh nhằm chấm dứt hoạt động đầu tư. Theo đó, Nghị định 118/2015/NĐ
– CP hướng dẫn cụ thể hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
Thứ nhất:
Trường hợp Nhà đầu tư chấm dứt dự án
- Quyết định
chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
- Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
Hồ sơ được gửi
tới cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt
Thứ hai: Trường
hợp chấm dứt theo điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc
hết thời hạn của dự án
- Thông báo
của Nhà đầu tư;
- Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
- Bản sao
tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Thứ ba: Các
trường hợp còn lại
Cơ quan đăng
ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định
chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
Đối với dự
án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm
dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời
là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp
này, nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện chấm dứt dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn về pháp lý, xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất./.