Câu hỏi của anh Nguyễn Đức Dật tại Lạng Sơn như sau: “Hello luật sư, vấn đề
là thế này, gia đình tôi có truyền thống nấu rượu thủ công (gia đình tôi không
sử dụng máy móc hay thiết bị gì cả, hoàn toàn chỉ sử dụng các dụng cụ truyền thống),
tuy nhiên gia đình tôi lại chỉ nấu rượu để uống trong gia đình hay hàng xóm với
nhau. Nay tôi đang muốn tận dụng truyền thống này để kinh doanh sản phẩm rượu
thủ công. Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề này được không ạ? Tôi xin cảm ơn.”
Trả lời
Xin chào anh Dật! Về câu hỏi của anh,
chúng tôi xin được trả lời như sau
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 của Chính phủ về kinh doanh
rượu.
2. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
Theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện (Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều
6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật
đầu tư), thì kinh doanh rượu thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do
đó, để được cấp mới giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh,
thương nhân cần đảm bảo được các điều kiện cơ bản được quy định tại Nghị định
105/2017/NĐ-CP như sau:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hoặc hộ kinh doanh được
thành lập theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu
theo quy định.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh:
Cũng theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP,
trình tự, thủ tục này được quy định như sau:
Bước 1:: Thương nhân thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hoặc
hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Thương nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo mẫu.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã hoặc hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ
chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Bước 3: Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị như trên trực tiếp, hoặc qua đường
bưu điện, hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện) tới cơ quan cấp giấy phép (Phòng
kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh).
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phep phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp
giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn
sơ bộ về
trình tự, thủ tục cấp mới giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh. Quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ với
chúng tôi theo thông tin như sau:
CÔNG TY LUẬT
TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0987247092 hoặc
0865698331
Email: dongkhanhlegal@gmail.com
Website: www.dongkhanhlegal.com