Với sự phát
triển bùng nổ của mạng lưới công nghệ thông tin quá trình thực hiện công việc của
con người ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với đó, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với các phần mềm máy tính hỗ trợ ngày càng được quan tâm bởi đó là một sản
phẩm công nghệ, tâm huyết của tác giả. Công ty Luật Vlegal Đồng Khánh xin tư vấn
một số thông tin về quyền bảo hộ phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật
hiện hành như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu
trí tuệ;
- Hiệp định
TRIPS;
- Hiệp ước của
WIPO về quyền tác giả.
2. Nội dung tư vấn
Công nghệ
thông tin hay được gọi tắt là IT (Information Technology) là một nhánh ngành kỹ
thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, xử lý, truyền
tài và thu thập thông tin. Đây là một trong những ngành có sức phát triển mạnh
và bền vững. Tuy nhiên phần đông doanh nghiệp phần mềm máy tính thường bỏ qua
vấn đề bảo hộ cho đối tượng kinh doanh cả mình, đây là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tranh chấp và thất thoát lợi nhuận.
2.1 Về
bảo hộ phần mềm máy tính theo pháp luật quốc tế
Khoản 1 Điều
10 Hiệp định TRIPS và điều 4 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả nêu rõ phần mềm
máy tính được bảo hộ như một tác phẩm văn học theo điều 2 của Công ước Berne.
Hiệp ước hợp
tác về sáng chế (Patent Coorporation Treaty - PCT) tại quy tắc 39/67 (vi) cho
phép loại trừ CTMT được cấp patent (Bằng sáng chế);
Điều 52 Công
ước châu Âu về sáng chế (European Patent Convention - EPC) loại trừ khả năng
CTMT được cấp patent. Nhưng vào năm 1985, Văn phòng sáng chế châu Âu (European
Patent Office - EPO) lại đề nghị loại bỏ hạn chế đã được nêu tại điều 52 EPC,
nhiều tổ chức phần mềm miễn phí đã phản đối đề nghị này của EPO.
Như vậy đa số
các quy định và hiệp ước, công ước trên thế giới và một số có Việt Nam tham gia
đều bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính vẫn là quy phạm phổ biến.
Ngoài ra, một số quốc gia coi phần mềm máy tính là một “sáng chế”, do đó khi
đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ một sáng chế thì phần mềm được bảo hộ một cách chặt
chẽ hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho người sở hữu có thể kinh doanh tốt hơn đối với
sản phẩm của mình.
2.2 Bảo
hộ phần mềm tại Việt Nam
Pháp luật Việt
Nam quy định cách hiểu về phần mềm máy tính được hướng dẫn theo Luật Sở hữu trí
tuệ như sau: “Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được
thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”.
Như vậy, có
thể thấy theo quy định hiện hành thì phần mềm máy tính tại Việt Nam được quy định
và được bảo hộ giống như đối với các quy định của các Hiệp ước quốc. Trên cơ sở
đó, việc thực hiện bảo hộ phần mềm máy tính sẽ có những đặc điểm như sau:
- Tác giả,
chủ sở hữu của quyền tác giả sẽ được bảo hộ đầy đủ các quyền nhân thân, quyền
tài sản được quy định theo Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó:
Về quyền
nhân thân thì tác giả có những quyền như sau:
+ Đặt tên
cho tác phẩm;
+ Đứng tên
thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm
được công bố, sử dụng;
+ Công bố
tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Bảo vệ sự
toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc
tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác
giả.
Về quyền tài
sản thì tác giả có các quyền như sau:
+ Làm tác phẩm
phái sinh;
+ Biểu diễn
tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép
tác phẩm;
+ Phân phối,
nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Truyền đạt
tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện
tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
+ Cho thuê bản
gốc hoặc bản sao tác phẩm.
- Phần mềm
máy tính được bảo hộ phải mang tính nguyên gốc và thể hiện sự sáng tạo của chủ
sở hữu;
- Được bảo hộ
theo cơ chế tự động mà không cần bắt buộc phải thực hiện bất cứ thủ tục nào;
- Không mang
tính tuyệt đối, bởi lẽ đối với các phần mềm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm
không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng phần mềm của người
khác nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, ảnh hưởng đến việc sử
dụng, khai thác bình thường của phần mềm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả;
- Thời hạn bảo
hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả qua đời.
Tuy nhiên với
sự phát triển của các ứng dụng mạng, việc để lọt thông tin phần mềm hoặc bị
“hack” phần mềm trước khi thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan nhà nước
ghi nhận quyền tác giả của mình đối với phần mềm máy tính, thì khi có tranh chấp
xảy ra sẽ rất khó để chứng minh quyền tác giả, đặc biệt là tư cách pháp nhân.
Mặt khác với
tính chất của không gian mạng được xây dựng trên cơ sở mã nguồn mở, mã nguồn có
sẵn nên tính nguyên gốc – được sáng tạo một cách độc lập và không sao chép từ
tác phẩm khác lại là một yếu tố quan trọng khi thực hiện bảo hộ phần mềm.
Doanh nghiệp,
cá nhân là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm máy tính có thể trực tiếp
hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện hồ sơ. Với kinh nghiệm thực hiện bảo hộ
quyền tác giả của mình, chúng tôi rất hân hạnh được thực hiện phục vụ quý khách
thực hiện thủ tục này. Để được tư vấn thêm về bảo hộ phần mềm máy tính, quý
khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất./.