Trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế, việc người lao động nước ngoài sang làm việc hoặc chuyên gia tư vấn đã không còn là điều hiếm gặp. Khi thực hiện công việc tại Việt Nam, người lao động cũng cần tuân theo các quy định pháp luật chung về lao động. Trong đó có các quy định về thực hiện bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin tư vấn về thực hiện chính sách này như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo
hiểm xã hội 2014;
- Luật an
toàn, vệ sinh lao động;
- Nghị định 148/2018/NĐ – CP;
2. Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã
hội cho người nước ngoài là một chế định rất được quan tâm bởi các doanh nghiệp
bởi hiện nay bởi để áp dụng những công nghệ, cách quản lý mới, … cần sự tư vấn,
hỗ trợ của các chuyên gia, lao động nước ngoài. Do vậy chúng tôi xin tư vấn một
số quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như sau:
2.1 Đối
tượng thực hiện
Không phải
trong tất cả các trường hợp người lao động nước ngoài đều phải thực hiện đóng bảo
hiểm xã hội. Theo quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ – CP, người nước ngoài lao
động tại Việt Nam phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng các điều kiện
sau:
- Công dân
nước ngoài sở hữu giấy phép lao động, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề được cấp
bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam;
- Người nước
ngoài có ký kết hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu 1 năm hoặc hợp đồng
không xác định thời hạn với đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam;
- Công dân
nước ngoài vẫn nằm trong độ tuổi lao động, chưa đến tuổi nghỉ hưu.
Chỉ khi người
lao động đáp ứng đủ cả ba điều kiện trên thì mới phải thực hiện chính sách đóng
bảo hiểm xã hội theo quy định. Theo đó, Nghị định 143/2018/NĐ – CP cũng quy định
những trường hợp được miễn đóng bảo hiểm xã hội nếu thuộc các trường hợp sau:
- Lao động
nước ngoài là giám đốc điều hành, quản lý, kỹ thuật viên, chuyên gia làm việc tối
thiểu 12 tháng cho doanh nghiệp nước ngoài đã hiện diện thương hiệu tại Việt
Nam thì không phải đóng bảo hiểm xã hội khi di chuyển nội bộ tại doanh nghiệp
khác;
- Người lao
động đã đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định về chế độ hưu trí;
- Lao động
nước ngoài tham gia ký kết, thỏa thuận nhiều hợp đồng lao động với nhiều đơn vị
thì chỉ cần tham gia bảo hiểm xã hội với đơn vị đầu tiên, các đơn vị sau không
cần đóng bảo hiểm.
2.2 Mức
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hiện nay
đang có những quy định thay đổi về lao động cũng như điều chỉnh chế độ bảo hiểm,
do đó việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội được hướng dẫn cụ thể như sau:
Thứ
nhất: Về tỷ lệ đóng
Thời điểm từ
1/12/2018, tỷ lệ đóng BHXH căn cứ vào quỹ lương tham gia BHXH của người lao động:
- Người sử dụng
lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, không cần đóng quỹ hưu trí, tử tuất. Tổng mức đóng là 3.5%.
- Người lao
động nước ngoài không phải đóng vào các quỹ nêu trên.
Thời điểm từ
1/1/2022, tỷ lệ đóng BHXH dựa vào quỹ thương tham gia BHXH như sau:
- Người sử dụng
lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản, nộp 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, và 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất, ... Tổng là 17.5%
- Người lao
động nước ngoài đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tổng % người lao động cần
đóng là 8% cho giai đoạn này.
Thứ
hai: Về tiền lương đóng
Căn cứ vào
Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương quy định để đóng BHXH
cho người nước ngoài bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung kèm theo.
Tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Tiền lương đóng BHXH không
bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ thưởng theo Luật lao động.
Trên đây là
một số tư vấn về thực hiện chế độ Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động nước
ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp cần căn cứ vào đối tượng, mức đóng, thủ tục, ...
để thực hiện đóng BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài tuân
theo những nội dung mà Luật BHXH và Luật lao động quy định./.